[tintuc]

Mặc dù hiện nay hình thức cho vay tín chấp ngày càng được nhiều ngân hàng và công ty tài chính hỗ trợ nhằm phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc kinh doanh của khách hàng. Và vì là hình thức vay không phải thế chấp tài sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên được các ngân hàng và công ty tài chính thẩm định nghiêm ngặt, khắt khe hơn so với các khoản vay khác. 

Chính vì thế mà nhiều hồ sơ vay tín chấp bị từ chối bởi nhiều lý do khác nhau, để hồ sơ được xét duyệt thuận lợi cũng như tiết kiệm thời gian giải quyết khó khăn tiền bạc của mình, khách hàng cần lưu ý những lý do sau đây có thể khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối.

1. Khách hàng đã hoặc đang có nợ xấu

Tại sao các ngân hàng lại biết bạn đã hoặc đang nợ xấu? Giải thích cho điều này là hiện nay các ngân hàng được liên kết với nhau thông qua Trung tâm tín dụng trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC). Điều đó có nghĩa là lịch sử tín dụng của mỗi khách hàng sẽ được lưu tại trung tâm này, từ đó các ngân hàng và công ty tài chính có thể kiểm tra gồm:

Khách hàng đó đã từng vay ở đâu chưa? 
Khoản vay trước đó là bao nhiêu? 
Vay với nhu cầu gì? 
Khách hàng có trả nợ hàng tháng có chậm không?

Dựa vào các thông tin sau khi đã xác nhận nếu khách hàng đã từng trả chậm hoặc cố tình không trả 1 khoản vay nào đó thì khách hàng đó sẽ bị đánh dấu nợ xấu. Cụ thể, nếu điểm tín dụng của khách hàng thấp, thuộc nợ xấu nhóm 2 thì ngân hàng thường hạn chế nhận hồ sơ và hơn 90% hồ sơ vay tín chấp sẽ bị từ chối nếu khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 3 trở lên.



Tóm lại, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà khách hàng gặp phải, ngân hàng sẽ quyết định có nhận hồ sơ hay không và điều này cũng dễ hiểu vì vốn dĩ hình thức cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín cá nhân và công ty khách hàng mà thôi.

2. Không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trong hồ sơ vay

Khi đi vay nếu khách hàng không mang đủ hồ sơ, mang thiếu hoặc sai giấy tờ, giấy tờ không hợp chuẩn đều là nguyên nhân dẫn đến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối. Thường thì điều kiện và thủ tục vay tại mỗi ngân hàng và công ty tài chính đều quy định rất rõ về những giấy tờ cần thiết để khách hàng được vay tín chấp. Cụ thể:

CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân
Sổ hộ khẩu
Sổ tạm trú hay còn gọi KT3 (nếu có)
Chứng nhận kết hôn/độc thân
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính
Đơn đề nghị vay vốn
Giấy tờ khác tùy ý,...

Lưu ý: Khách hàng cần chuẩn bị bản gốc để đối chiếu nếu với những giấy tờ photo và tình trạng giấy tờ không chuẩn (ví dụ: mờ, không rõ số, rách nát) cũng sẽ bị từ chối. Để có sự chuẩn bị tốt nhất và tránh sai sót khách hàng cần liên hệ với tư vấn viên để được hỗ trợ chi tiết nhất.

3. Làm giả hồ sơ

Phổ biến nhất là tình trạng mua hợp đồng lao động và bảng lương giả, vì thực tế những khách hàng này muốn vay tín chấp nhưng lại không đủ điều kiện về giấy tờ để có thể chuẩn bị đủ hồ sơ được. 

Tất nhiên không thể nào trót lọt khi khách hàng làm giả hồ sơ để vay tín chấp bởi bộ phận thẩm định đều được đào tạo nghiệp vụ cao cấp và có kinh nghiệm làm việc với hàng trăm bộ hồ sơ mỗi ngày nên những hành vi lừa đảo đó không thể nào qua mắt họ được.

4. Nộp hồ sơ ở quá nhiều ngân hàng cùng một lúc

Thực tế một số người đã gửi hồ sơ vay tín chấp ở nhiều ngân hàng và công ty tài chính khác nhau do một phần tâm lý quá nôn nóng cần khoản vay gấp. Điều này không giúp ích được gì mà ngược lại vô tình đưa bạn vào thế khó xử vì hầu như những việc làm này đều bị phát hiện và kết quả là hồ sơ bị từ chối khi vay tín chấp.

Lời khuyên SHB Finance là bạn phải kiên nhẫn chờ đợi nếu không yên tâm có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên thẩm định để hỏi về tình trạng hồ sơ của mình giải quyết đến đâu rồi.

5. Đăng ký khoản vay vượt quá khả năng chi trả

Khách hàng đăng ký yêu cầu khoản vay quá lớn trong khi thu nhập hàng tháng lại không đủ đáp ứng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối nhất hiện nay.

Thông thường khoản vay sẽ được nhân viên của ngân hàng hoặc công ty tài chính tính toán sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt cho khách hàng. Cụ thể, khoản chi để thanh toán nợ khoản vay hàng tháng phải nhỏ hơn khoản tiền còn lại của khách hàng sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt của gia đình họ.

 



Ví dụ: Nếu như khách hàng lương 9 triệu đồng/tháng trong đó 6 triệu đồng/tháng là chi phí sinh hoạt của cá nhân và gia đình thì khoản còn lại là 3 triệu đồng. Lúc này nếu lãi phải trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính từ khoản vay lớn hơn 3 triệu thì khả năng bị từ chối khoản vay tín chấp là rất cao.

6. Địa chỉ nhà của khách hàng vay tín chấp không cụ thể

Có thể do mắc phải một số lý do như khách hàng đã chuyển nơi ở mới trong khi hộ khẩu lại ghi địa chỉ cũ hoặc khách hàng không tạm trú và thậm chí là cố tình khai địa chỉ tạm trú không đúng với thực tế, đều sẽ không được chấp nhận hồ sơ vay tín chấp.

Trường hợp dễ bị từ chối hồ sơ thường thấy nhất là khách hàng đi vay chỉ mang theo giấy tờ KT3 và khai địa chỉ tạm trú lung tung. Tốt hơn hết khách hàng nên giải thích rõ để nhân viên thẩm định hiểu, đặc biệt nếu vướng phải trường hợp khai địa chỉ tạm trú có số nhà cụ thể nhưng trong hộ khẩu cũ thì lại không ghi.

7. Khách hàng nộp hồ sơ cho nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm

Khách hàng nhận được thông tin tư vấn sai, không đủ chi tiết hoặc kỹ năng xử lý kém dẫn đến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối là nguyên nhân đến từ nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm tư vấn. Chưa kể làm mất thời gian chuẩn bị hồ sơ ảnh hưởng đến công việc của khách hàng nhất là khách hàng cần tiền gấp để giải quyết khó khăn. 

Thậm chí đã có một số trường hợp nhân viên ngân hàng lừa đảo để vòi tiền khách hàng và đảm bảo hồ sơ luôn được duyệt hay đòi tiền cọc khách hàng để làm hồ sơ,... Để tránh những điều này khách hàng cần chọn ngân hàng hoặc công ty tài chính uy tín và tìm đến những nhân viên đã làm việc lâu họ sẽ đủ kinh nghiệm xử lý mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm hồ sơ vay tín chấp.

8. Khách hàng vay hộ người khác

Hồ sơ vay tín chấp sẽ không được duyệt nếu người đi vay không sử dụng số tiền vay với mục đích cho mình mà là vay hộ người khác. Điều này có quy định rõ tại ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo độ chính xác, an toàn cho khoản vay đồng thời ngân hàng cần xác minh trách nhiệm pháp lý rõ ràng đối với đối tượng sở hữu vốn vay. Vậy nên người vay hãy đến làm việc trực tiếp với đơn vị cho vay nếu đang có nhu cầu vay tiền nhé.

9. Khách hàng không thành thật trong hồ sơ vay tín chấp

Ngân hàng và công ty tài chính sẽ luôn luôn có những câu hỏi để chứng minh uy tín của bạn cũng như đảm bảo được số tiền vay sẽ được trả đúng hạn. Những câu hỏi này xoay quanh các chủ đề như nguồn thu nhập thực tế của bạn, sử dụng vốn vay với mục đích gì, tình trạng hôn nhân,...

[/tintuc]

NDGroup | tháng 9 13, 2021 |

Không có nhận xét nào:

Play Pause